Pod Là Gì Trong Xuất Nhập Khẩu

  -  

Trong hoạt động mua bán hàng hóa giữa các nước trên thế giới. Ngoài chi phí vận chuyển cước đường biển (Ocean Freight), hay cước vận chuyển đường bay (Air Freight). Người mua và người bán còn phải thanh toán thêm các khoản phí khác có tên gọi chung là Local Charges. Vậy Local charges là gì? Nó bao gồm các phí gì và tại sao lại thu như vậy?

I, Khái niệm về Local Charges 

Local Charges là tên gọi chung của các khoản phí địa phương được thu tại cảng xuất hàng và cảng nhập hàng. Vì vậy, cả người bán và người mua đều phải trả khoản phí này. Tùy theo quy định của hãng tàu và cảng xuất khẩu/nhập khẩu mà chi phí này sẽ có sự khác nhau giữa các nơi.Bạn đang xem: Pod trong vận tải là gì


*

Các loại phí và phụ phí trong xuất nhập khẩu thường gặp

Hình dung như vậy bạn sẽ hiểu rõ hơn khi làm hàng xuất nhập khẩu nguyên cont hay hàng lẻ sẽ có công đoạn bốc xếp cảng tại cảng bốc hàng và cảng xếp hàng. ( POD, POL). Trong thời gian hàng hóa lưu trú tại cảng, có sử dụng các dịch vụ kho bãi, nhân công, nhân viên tại cảng trông coi, dọn dẹp, soi chiếu, xếp dỡ… thì cảng vụ và hãng tàu, hãng vận tải cũng sẽ tranh thủ thu thêm của chủ hàng. Có mức phí hợp lý nhưng cũng có khá nhiều mức phí không tên mà chủ hàng và FWD vẫn phải trả theo thông lệ.

Bạn đang xem: Pod là gì trong xuất nhập khẩu

Vậy cụ thể từng loại phí local charge đó là gì ?

I, Một Số Loại Phí Và Phụ Phí Thường Gặp Trong Xuất Nhập Khẩu

Có rất nhiều loại phụ phí Local Charges. Phụ thuộc vào quy định của hãng tàu và cảng. Nhưng có một số phụ phí thường gặp như sau:

Phí THC (Terminal Handling Charge): Phụ phí xếp dỡ tại cảng. Là khoản chi phí thu trên mỗi container. Nó bao gồm tất cả chi phí để đưa một conainer từ bãi xếp lên tàu an toàn và ngược lại (phí xếp dỡ container hàng từ trên tàu xuống, phí vận chuyển container từ cầu tàu vào đến bãi container, phí xe nâng xếp container lên bãi, phí nhân công cảng, phí bến bãi, phí quản lý của cảng). Phí này thu cả hai đầu xuất khẩu và nhập khẩu.Phí D/O (Delivery Order Fee): Phí lệnh giao hàng. Khi có một lô hàng về Việt Nam. Người nhập khẩu sẽ đến hãng tàu hoặc công ty forwarder để lấy lệnh giao hàng, mang ra xuất trình cho kho – hàng lẻ, phiếu EIR – hàng full container. Các hãng tàu và forwarder sẽ issue một cái D/O vì vậy họ thu phí D/O. Nó đã bao gồm luôn chi phí khai manifest.Phí Handling Fee: Đây là loại phí do các Forwarder đặt ra để thu người bán và người mua. Đây là chi phí trả công cho Forwarder trong quá trình làm hàng, họ đã theo dõi, thỏa thuận, cập nhật và xử lí các vấn để phát sinh trong suốt quá trình làm hàng.Phí B/L (Bill Off Lading fee), phí AWB (Airway Bill Fee): Phí phát hành vận đơn B/L. Khi vận chuyển hàng hóa thì nhà vận chuyển sẽ phát hành B/L. Tương tự như phí D/O.- Thường là hãng tàu thu bên Forwarder ít thu phí này.

Xem thêm: Rollercoaster Tycoon Touch, Download Game Xây Dựng Công Viên Giải Trí

Phí CIC (Container Imbalance Charges): Phí này còn có tên tiếng anh khác là “Equipment Imbalance Surcharge”. Là phụ phí cân đối vỏ container hay còn gọi là phí phụ trội hàng nhập. Có thể hiểu đơn giản đây là phụ phí chuyển vỏ container rỗng từ nơi thừa sang nơi thiếu của các hãng tàu. Đôi với một số thời điểm tình trạng mất cân băng cont diễn ra khá phổ biến các chuyển nhập siêu nhiều hơn xuất siêu.
*

Phí CIC thường áp dụng với những chuyển có biến động cont nhiều vào mùa cao điểm

Hàng xuất- nhập sea luôn có nhiều loại phí và phụ phí cố định

Phí vệ sinh container (Cleaning container fee):Là chi phí mà hãng tàu thuê người vệ sinh container để chuẩn bị cho đơn hàng tiếp theo.Phí CFS (Container Freight Station Fee): Là chi phí lưu kho áp dụng đối với hàng lẻ. Đây là phí mà hãng tàu hay Forwarder đưa hàng của khách từ container ra kho hàng lẻ.Chi phí DEM/DET fee (Demurrage / Detention fee): DEM (là phí lưu container tại bãi) và DET (là phí lưu container tại kho). Khi thực hiện hoạt động xuất nhập khẩu. Hãng tàu sẽ cho một khoảng thời gian nhất định trước để mang container lại bãi chuẩn bị lên tàu – đối với hàng xuất và mang container về kho rút hàng đối với hàng nhập. Nếu vượt quá thời gian quy định này (sớm hơn hoặc muộn hơn) ta sẽ chịu một khoản phí là chi phí DEM/DET. Phí này cảng vụ sẽ thu khi đóng hàng tại cảng 1 lô hàng tuy vào việc đi thẳng hay đi tàu chợ mà sẽ phải chịu nhiều lần phí DEM/ DET

II. Một số loại phí Local Charge Thường Gặp Khác Cần Lưu Ý 

Phí EBS (Emergency Bunker Surcharges): phụ phí xăng dầu (cho tuyến Châu Á).Phí BAK (Bulker Adjustment Factor): phụ phí xăng dầu (cho tuyến Châu Âu).Phí niêm phong chì (Seal)Phí soi chiếu an ninh (X-ray (Screening)Phụ phí giảm thải lưu huỳnh (LSS – Low Sulphur Surcharge)Phí kê khai hàng vào Châu Âu (ENS – Entry Summary Declaration)Phí truyền dữ liệu hải quan vào một số QG như US, CANADA, CHINA… (AMS – Automatic Manifest System)Phí khai báo an ninh hàng vào Mỹ (ISF – Importer Security Filling)Phí truyền dữ liệu hải quan vào Nhật Bản (AFR – Advance Filling Rules)Phí truyền dữ liệu hải quan vào Trung Quốc (AFS – Advance Filling Surcharge)
*

Chủ hàng thuê dich vụ vận tải đều bị charge nhiều loại phí phát sinh

Trên đây chỉ là 1 vài ví dụ về phí và phụ phí thường gặp trong xnk , như vậy bạn có thể hình dung 1 lô hàng xuất nhập khẩu sẽ bị áp rất nhiều loại phí khác nhau gây tình trạng đội giá thường gặp rồi đó.

Xem thêm: Cách Chơi Với Máy Trong Starcraft 2, Cho Game Thủ Mới Bắt Đầu

Trường hợp khi cần nhận báo giá bạn cũng nên tham khảo chuyên hàng mình đi về sẽ phát sinh những loại phí và phụ phí gì giá trên đã bao gồm hết các chi phí hay chỉ gồm những phí do hải quan và hãng tàu thu nhé. Nhiều trường hợp chủ hàng tham cước giẻ vào làm rồi mới thấy giá đội lên nhiều vì các loại phí địa phương này.